ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA SÀN GỖ CỐT XANH
1. Tổng quan về sàn gỗ cốt xanh:
1.1 Sàn gỗ cốt xanh là gì?
Đây là dòng sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo từ lớp cốt xanh HDF (High Density Fiberboard). Lớp cốt này gồm bột gỗ tự nhiên đã qua quá trình xử lý kết hợp cùng với một số hợp chất khác nhau sau đó nén lại dưới áp suất cao với tỷ trọng sợi gỗ trên 850 - 900kg/m3. Với khả năng chống ẩm cao giúp ngăn ngừa sự co rút, biến dạng của sàn với môi trường. Sàn gỗ cốt xanh là lựa chọn sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
1.2 Cấu tạo của sàn gỗ cốt xanh
Sàn gỗ cốt xanh thường cấu tạo từ 5 thành phần:
- Lớp bề mặt: Đây là lớp phủ bảo vệ phía trên cùng của sàn gỗ. Lớp này giúp sàn tránh khỏi các tác động như va đập, trầy xước và tác động của ánh sáng mặt trời.
- Lớp vân gỗ: Đây là lớp in 3D với hoạ tiết vân gỗ tạo ra vẻ ngoài tự nhiên, cung cấp sự đa dạng và thẩm mỹ cho sàn gỗ. Lớp này được in trực tiếp lên bề mặt để tạo ra vẻ đẹp chân thật nhất.
- Lớp cốt xanh: Đây là thành phần chính của sàn gỗ cốt xanh tạo ra sự khác biệt của sàn gỗ công nghiệp cốt xanh so với các dòng sản phẩm khác. Lớp này đóng vai trò cấu trúc chịu lực chính của ván sàn.
- Lớp đế (lớp cách âm - chống rung): Đây là lớp phía dưới cùng của sàn gỗ, hỗ trợ cân bằng và chịu lực cho ván sàn. Đồng thời còn có thể làm lớp giảm âm thanh, tiếng ồn giúp tăng tích cách âm. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của hơi ẩm từ dưới lên.
- Hèm khóa: Hèm khóa là hệ thống khóa được thiết kế để dễ dàng lắp đặt các tấm sàn gỗ với nhau mà không cần sử dụng keo hay dụng cụ khác. Hèm khóa giúp cho quá trình lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
2.Ưu nhược điểm của sàn gỗ cốt xanh
Sàn gỗ cốt xanh HDF là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và nội thất. Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ cốt xanh:
Ưu điểm
- Giá thành hợp lý: sàn gỗ HDF là vật liệu có chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại vật liệu gỗ tự nhiên, do đó sàn gỗ cốt xanh HDF thường có giá thành phải chăng hơn so với mặt bằng chung.
- Độ bền và ổn định: sàn gỗ HDF có mật độ cao và được sản xuất bằng cách ép nhiệt sợi gỗ và keo lại với nhau, cho nên sàn gỗ cốt xanh HDF thường rất bền và có độ ổn định cao.
- Khả năng chống nước tốt: Dù không thể chống nước tuyệt đối như sàn gỗ nhựa PVC, nhưng sàn gỗ cốt xanh HDF có khả năng chống ẩm và thấm nước tốt hơn nhiều so với các loại sàn gỗ truyền thống.
- Dễ dàng lắp đặt và bảo trì: Sàn gỗ cốt xanh HDF thường được thiết kế với hệ thống hèm khóa tiện lợi giúp cho việc lắp đặt nhanh chóng và đơn giản. Ngoài ra, việc bảo trì sàn gỗ cốt xanh HDF cũng không quá phức tạp.
- Mẫu mã đa dạng về màu sắc và hoa văn: Với công nghệ in ấn hiện đại, sàn gỗ cốt xanh HDF có thể tái tạo vân gỗ và các hoa văn đa dạng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn phong cách phù hợp với sở thích cá nhân.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu va đập hạn chế: Không thể chống lại các va đập mạnh bằng sàn gỗ tự nhiên.
- Khó tái sử dụng: Do sử dụng keo ép và chất bảo vệ bề mặt, việc tái sử dụng sàn gỗ HDF sau khi sử dụng không phổ biến và không dễ dàng như các vật liệu khác.
- Cảm giác đi lại: Mặc dù có thể tái tạo vân gỗ tự nhiên nhưng sàn gỗ cốt xanh HDF không đem lại cảm giác tự nhiên như sàn gỗ thật. Sàn gỗ cốt HDF có thể cảm giác thấy cứng hơn so với các loại sàn gỗ tự nhiên khác.
3.Phân loại sàn gỗ cốt xanh
3.1 Theo độ dày của sàn
Sàn gỗ cốt xanh có các độ dày khác nhau được chia thành 3 loại chính: sàn gỗ công nghiệp 8mm, 10mm và 12mm.
- Sàn gỗ công nghiệp 8mm: Phù hợp sử dụng với các khu vực có mật độ người qua lại thấp. Loại ván này cần được lát trên nền ổn định, không bị gồ ghề. Với giá thành rẻ hơn nhiều so với các dòng 10mm và 12mm.
- Sàn gỗ công nghiệp 10mm: Sàn thuộc phân khúc trung bình được nhiều công trình như nhà ở, chung cư ưu tiên sử dụng. Sàn đáp ứng các tiêu chí về mặt kỹ thuật, độ bền cần thiết.
- Sàn gỗ công nghiệp 12mm: Loại sàn này thuộc phân khúc cao cấp nhất trong các loại kể trên. Ván này có tính ổn định cao, khả năng cách âm tốt phù hợp với mọi loại công trình nội thất từ nhà ở, chung cư, nhà hàng, khách sạn, cho đến các trung tâm thương mại lớn.
3.2 Theo nguồn gốc xuất xứ
Sàn gỗ cốt xanh theo nguồn gốc xuất xứ chia thành 2 loại: các dòng sản phẩm sàn gỗ cốt xanh được sản xuất tại Việt Nam và các dòng cốt xanh nhập khẩu. Mỗi loại đều có các ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích của người sử dụng.
- Sàn gỗ sản xuất tại Việt Nam: Sàn gỗ cốt xanh sản xuất tại Việt Nam giúp giảm chi phí vận chuyển làm giá thành sản phẩm rẻ hơn so với các dòng sản phẩm khác.
- Sàn gỗ nhập khẩu: Là sàn có cốt HDF được nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Thái,.. về Việt Nam chạy hèm, đóng gói.
3.3 Theo cách lát sàn
Sàn gỗ cốt xanh có 2 cách lát sàn chính sau:
- Lát thẳng: Đây là ván sàn truyền thống được sử dụng nhiều với thiết kế các tấm ván có kích thước to hơn so với các sàn kiểu xương cá. Các tấm sàn được lát song song với nhau, tức là các tấm sàn được đặt ngang và dọc, tạo thành một mặt phẳng liền mạch. Về giá thành và chi phí lắp đặt kiểu này có giá rẻ hơn đáng kể so với lát xương cá.
- Lát xương cá: Đây là một kiểu lát sàn đặc trưng, trong đó các tấm sàn được lắp đặt theo các đường chéo để tạo thành các mẫu xương cá không chỉ nổi bật, đem lại tính thẩm mỹ cao mà còn tăng độ bền bỉ cho sàn.
4. Địa chỉ phân phối sàn gỗ cốt xanh giá rẻ, uy tính, chất lượng
Công ty TNHH M.K FULLHOUSE là địa chỉ uy tín hàng đầu chuyên phân phối sàn gỗ công nghiệp cốt xanh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, M.K FULLHOUSE cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Đến với M.K FULLHOUSE, bạn sẽ nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, dịch vụ lắp đặt nhanh chóng và chế độ bảo hành chu đáo, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.
Hotline: 0839.8888.20
Website: www.mkfullhouse.com
Showroom: 484 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12, TP. HCM